Câu hỏi:

 Năm 1999, anh N qua Đức làm ăn và được cấp thẻ xanh ở Đức, và vẫn còn quốc tịch Việt Nam (VN).
Năm 2011, anh N về VN và cưới chị L làm vợ. Anh chị đăng ký kết hôn tại UBND phường thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến nay anh N muốn đón chị L qua Đức để vợ chồng đoàn tụ... 

 Xin hỏi:

  1. Giấy chứng nhận kết hôn của anh N và chị L có được chấp nhận hay không?
  2. Anh N có cần xin giấy chứng nhận độc thân ở Đức nữa không?
  3. Anh N cần hoàn thiện những thủ tục gì để đón vợ sang?
  4. Chị L đang công tác tại Bình Dương thì có thể làm thủ tục tại Bình Dương không hay phải về Bắc Ninh?

Trả lời:

  1. Theo Điều 10 Khoản 1 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/07/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/07/2006:
    Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn”. 

Như vậy, giấy chứng nhận kết hôn của anh N và chị L được chấp nhận tại Việt Nam, nhưng không có nghĩa sẽ được quốc gia Đức chấp nhận.

Việc chấp nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Đức phải phụ thuộc vào luật pháp về hôn nhân của quốc gia sở tại.

  1. Anh N muốn đón chị L sang Đức cần phải chuẩn bị 3 bộ hồ sơ (1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô-tô).
    Tất cả các giấy tờ Việt  Nam phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức.
    Những giấy tờ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ.

a. Về phía chị L:

  • Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2bản) khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.
  • 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4x6, phông nền trắng, chụp chính diện.
  • Hộ chiếu của chị L. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.
  • Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ.
  • Giấy đăng ký kết hôn đã được chứng nhận lãnh sự, phải nộp bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc lưu tại cơ quan cấp.

b. Về phía người bảo lãnh tại Đức:

  • Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “đoàn tụ gia đình“).
  • Bản sao công chứng hộ chiếu (phải sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).
  • Nếu người mời không có quốc tịch Đức thì phải nộp bằng chứng về thu nhập (Chứng nhận mức thu nhập hiện nay, ít nhất là của ba tháng gần nhất / nếu người mời hành nghề tự do thì phải nộp bản báo cáo tài chính của năm trước) và bằng chứng về nhà ở (Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).
  • Giấy chứng nhận đăng ký cư trú.

Sau khi đã chuẩn bị kĩ hồ sơ nói trên, anh N và chị L có thể đăng ký lịch hẹn tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội.

Thông tin chi tiết xem tại:

http://www.hanoi.diplo.de

Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sự
B23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, 
Thanh Xuân, Hà Nội

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC