Một công dân Việt Nam đã  nhận làm cha một bé gái Đức vào năm 2006. Khi làm cha một đứa trẻ người Đức anh ta đã được quyền ở lại nước Đức và đã  được gia hạn quyền lưu trú đó một cách đều đặn.

child 1420700 640

Đến tháng 5 năm 2011, viện kiểm sát đã quyết định kiện người đó với tội danh là vi phạm nhiều điểm của luật cư trú ngoại kiều.

Người bị cáo đó đã bị buộc tội, đã không khai đúng sự thật và đầy đủ theo mục 95,  điều  2 nội dung số 2 của luật cư trú ngoại kiều.Viện kiểm sát  đã khép tội đó là cố ý lừa dối sở ngoại kiều, việc nhận con chỉ với mục tiêu duy nhất là để được nhận quyền lưu trú.

Trong quá trình xét sử, việc  bị cáo  nhận con  người Đức với  mục đích để qua đó được ở lại nước Đức là điều không phải tranh cãi.

Điều thú vị là sự việc đã phát triển  theo hướng  sự thật cuộc sống cũng như sự phát triển yếu tố pháp lý như sau:

Người cha ( bị cáo) ngay từ đầu đã  thật sự chăm sóc con gái nuôi của mình một cách  thường xuyên nghiêm chỉnh. Anh ta đã trông coi và  dậy dỗ con khi mẹ nó không có điều kiện.

Anh ta thường xuyên chuyển tiền nuôi con, tham dự cùng các buổi liên hoan và hay đi chơi xa cùng gia đình. Đứa con gái  cho đến bây giờ vẫn coi anh ta là cha đẻ. Nó gọi anh ta là bố. Anh ta đã chăm sóc và lo lắng cho nó nhiều hơn là những gì người cha thật đã từng  làm cho nó.

Điều này anh ta đã khẳng định với  sở ngoại kiều.

Anh ta không có nghĩa vụ, phải khai báo nguyên nhân nào đưa đến việc anh ta lại đi nhận con như vậy. Hơn nữa không khi nào anh ta nhận rằng, anh ta là cha đẻ của đứa bé.

Về mặt pháp lý, Người cha nuôi  được pháp luật công  nhận về cơ bản cũng có  nghĩa vụ pháp luật  không khác gì người cha sinh học.

Điều này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho những ông bố  và bà mẹ không cùng huyết thống với con cái  vẫn có khả năng xây dựng cuộc sống gia đình hoàn hảo. Tòa cũng thẩm vấn người mẹ đứa bé với tư cách nhân chứng.

Cô ta đã rất mừng, sau một khủng hoảng đau buồn, đã tìm được cho con mình một người cha.

Cho đến mãi năm 2008 trong lĩnh vực này mới có dư luật bổ xung, cho phép  các công sở chịu trách nhiệm về lĩnh vực này có quyền, từ chối sự công nhận những công dân nước ngoài quyền được phép vào Đức hay quyền lưu trú, nếu việc đặt đơn  xin nhận con chỉ với mục đích duy nhất là để đạt được mục đích để hưởng quyền lưu trú.

Thế nhưng điều luật trên chỉ đơn thuần là việc sử lý pháp lý một vấn đề dân sự tự nhiên. Để thực thi điều luật này trước hết là người ta phải có quyết định hủy bỏ chứng chỉ đã công nhận là cha cho đương sự của cơ quan đã cấp nó mà không được có bất cứ một hình phạt hình sự nào đi kèm. 

Đó là chưa kể, rằng những qui định về việc nghiêm cấm phạt ngược quá trình của sự việc đã sảy ra trong quá khứ chưa  cần sử dụng  đến.

Từ những luận cứ về sự việc thực tế và pháp lý đưa ra bảo vệ và dựa  vào dẫn chứng về việc luận án của vụ xử tương tự của toàn án cấp cao (Oberlandgericht) của khu vực Hamm ngày 20.11.2007 (Bản án số 1Ss 58/07)  tòa án hành chính Dresden đã luận án tương tự dẫn đến sự tha bổng cho đương sự (theo văn bản AZ : 217 Cs 422 Js 13572/10).

Độc giả thân mến!

Thông tin trên đây là một ví dụ pháp lý rất có ích cho những người đồng hương có hoàn cảnh tương tự, nghĩa là nếu chứng minh được quá trình chăm sóc con nuôi một cách nhân bản và đầy trách nhiệm và nghĩa vụ như ví dụ trên thì các bạn hoàn toàn có thể trở thành người chiến thắng trong các vụ kiện cáo.

Chúc các bạn vững tâm chuẩn bị hồ sơ và phổ biến kinh nghiệm này cho nhũng người cùng hoàn cảnh.

 

Nguồn: lienhiepnguoiviet




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC