Bắt đầu từ năm 2013, dù chuyển khoản trong nước hay ra nước ngoài đều phải chuyển đổi sang sử dụng số tài khoản IBAN và mã số ngân hàng quốc tế BIC, thống nhất trên toàn châu Âu.
Thay đổi này mang đến nhiều lợi ích, đầu tiên, việc chuyển khoản sẽ nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn. Với giấy ủy quyền cho người nhận tự rút tiền (Lastschriftverfahren), khách hàng không phải trả lệ phí. Cá nhân và doanh nghiệp không phải mở tài khoản ở các nước khác nhau.
Những thay đổi. Khi chuyển khoản, số tài khoản (Kto-Nr) hiện nay chỉ gồm 10 con số, được thay bằng số tài khoản quốc tế, 22 chữ cái và con số, gọi là IBAN. Mã số ngân hàng (BLZ) hiện nay thay bằng mã số ngân hàng quốc tế BIC.
Chậm nhất vào đầu năm 2013 khách hàng sẽ sử dụng số tài khoản mới khi chuyển khoản nội địa. Giấy ủy quyền rút tiền (Lastschriften) sẽ hoàn toàn thay đổi vào năm 2014. Cho đến lúc đó, những quy định hiện hành vẫn tiếp tục áp dụng.
Việc thay đổi số tài khoản thực sự gây ra một vài khó khăn ban đầu. Nhiều người chỉ trích, cho rằng, tài khoản IBAN với 22 chữ số thật khủng khiếp. Ngược lại, Ủy ban EU lập luận rằng dãy số IBAN mới rất dễ nhớ. Nó được tạo từ mã nước (ví dụ nước Đức là DE) và hai chữ số kiểm tra, sau đó đến mã số ngân hàng và số tài khoản hiện nay. Như vậy, chỉ số một điểm thật sự thay đổi là thêm hai chữ số kiểm tra vào đầu số tài khoản.
Thực tế. Hiện nay số IBAN đã tồn tại trên các biên lai chuyển tiền Kontoauszug, đôi khi cả ở trên thẻ ngân hàng. Khi chuyển khoản qua mạng (Online-Banking) có thể tránh nhầm lẫn bằng cách bấm vào số tài khoản định chuyển, đã lưu sẵn trong thống kê danh mục tài khoản. Nếu ghi nhầm số tài khoản, khi chuyển qua mạng chẳng hạn, sẽ không chữa được nữa. Khi đó, khách hàng phải liên hệ với ngân hàng của mình, để họ giao dịch với ngân hàng người nhận giải quyết sự cố nhầm lẫn. Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng cho biết, trong trường hợp đó, khách hàng phải chịu rủi ro và phí tổn.
Theo Wordpress.