Hãng tin RT (Nga) dẫn nguồn báo cáo trên Tạp chí Cấy ghép Mỹ đưa tin người nhận tạng giấu tên mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người hiến tặng là một phụ nữ đã tử vong sau khi bị chấn thương sọ não trong một tai nạn xe hơi.
Cuộc phẫu thuật đã được thực hiện tại Bệnh viện Đại ọc Ann Arbor, bang Michigan vào giữa năm 2020. Mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ba ngày sau khi phẫu thuật, người nhận tạng bị sốt, tụt huyết áp và khó thở. Nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu s ốc nhiễm trùng, các bác sĩ đã quyết định xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Các mẫu từ phổi mới của bệnh nhân cho kết quả dương tính với loại virus gây bệnh viêm phổi này.
Một bác sĩ phẫu thuật thực hiện ca cấy ghép , người đã tiếp xúc với cơ quan hiến tặng, cũng xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 và cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, trong khi các bác sĩ đã dần hồi phục, bệnh nhân của ông lại không may mắn như vậy.
Người phụ nữ đã chiến đấu với căn bệnh COVID-19 trong 61 ngày, nhưng tình trạng của cô ấy dần xấu đi. Tờ báo cho biết bệnh nhân đã qua đời vào mùa thu.
“Chúng tôi sẽ hoàn toàn không sử dụng phổi nếu nó có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2,” Tiến sĩ Daniel Kaul, Giám đốc Dịch vụ cấy ghép tại Đại học Y Michigan, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, nói với tờ Kaiser Health News.
Theo quy trình, các mẫu bệnh phẩm được lấy từ mũi và họng của cả người cho và người hiến tạng trước khi phẫu thuật, đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Gia đình của người hiến tặng cũng khẳng định rằng người phụ nữ này không đi du lịch hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh COVID-19 như sốt, ho, đau đầu hoặc tiêu chảy trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy người hiến tặng đã tiếp xúc với những người mắc COVID-19.
Cái chết bi thảm của người nhận phổi ở Michigan là trường hợp hiếm hoi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua ghép tạng. Tiến sĩ Kaul nói rằng điều này cho thấy chúng ta cần xét nghiệm kỹ lưỡng cho cả những người hiến tạng và nội tạng trước khi cấy ghép.
Hàng nghìn ca phẫu thuật ghép tạng đã được thực hiện ở Mỹ vào năm ngoái. Tuy nhiên, đây là trường hợp duy nhất chứng minh virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua một cơ quan hiến tặng.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xem xét 8 ca mắc COVID-19 có thể đã lây lan do người hiến tặng. Nhưng nguồn lây bệnh được kết luận có khả năng từ cộng đồng hoặc cơ sở y tế.
Hình ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Không có gì ngạc nhiên khi SARS-CoV-2 có nguy cơ lây truyền qua phổi nhiễm bệnh. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu liệu các cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi bệnh COVID-19, như tim, gan và thận, có thể lây truyền virus hay không.
Tại Mỹ, những người hiến nội tạng đều được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi dịch COVID-19 đang diễn ra dù các cơ quan chức năng không yêu cầu.
Nguồn: baotintuc