Báo chí Anh đưa tin, lãnh đạo các nước G7 sẽ đưa việc kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 vào tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 11 đến 13/6 tại Anh.

Bản dự thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 bị rò rỉ ra báo chí cho thấy, lãnh đạo các nước G7 sẽ kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới tiến hành một cuộc điều tra minh bạch mới về nguồn gốc virus SARS-CoV-2.

1 Lanh Dao G7 Va Eu Dong Loat Ung Ho Dieu Tra Lai Nguon Goc Sars Cov 2

Virus SARS-CoV-2. Ảnh: Shutterstock.

Đầu năm 2021, nhóm chuyên gia của WHO đã tiến hành điều tra tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nơi bùng phát đợt dịch đầu tiên và đưa ra một số giả thuyết về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2, trong đó nhận định khả năng lớn nhất là virus đã lây lan từ động vật, nhiều khả năng là từ loài dơi, sang người qua một vật chủ trung gian. Nhóm điều tra của WHO cũng đánh giá giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ có ít khả năng”.

Tuy nhiên, dưới sức ép của chính quyền Mỹ, giả thuyết “virus lọt ra từ phòng thí nghiệm” đang được hâm nóng trở lại. Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ra lệnh cho cơ quan tình báo nước này điều tra giả thuyết virus lọt từ phòng thí nghiệm và nộp báo cáo sau 90 ngày.

Nghi vấn virus SARS-CoV-2 xuất phát từ phòng thí nghiệm Vũ Hán: Phức tạp, khó chứng minhVOV.VN – Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, nơi các nhà khoa học Trung Quốc tại Viện Virus học Vũ Hán đang tích cực nghiên cứu các chủng virus corona. Các nghi ngờ của phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đổ dồn về đây. Nhưng mọi chuyện không đơn giản.

Ngoài Mỹ, nhiều nước phương Tây khác cũng lên tiếng đòi mở cuộc điều tra mới về nguồn gốc virus. Trong sáng 10/6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho rằng, cần điều tra nguồn gốc virus để tránh đại dịch trong tương lai.

Bà Leyen nói: “Thế giới đang trải qua một đại dịch khủng khiếp, vì thế chúng ta cần phải biết nó đến từ đâu, để qua đó rút ra các bài học đúng đắn và phát triển các công cụ hữu hiệu để đảm bảo điều đó sẽ không bao giờ diễn ra. Do đó, các nhà điều tra cần phải được tiếp cận toàn diện vào bất cứ điều gì cần thiết để tìm nguồn gốc của đại dịch này và dựa trên những điều tra đó, mới có thể kết luận”.

Tuy sức ép về điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 đang ngày một lớn hơn nhưng giới ngoại giao cho rằng, Tuyên bố chung của Thượng đỉnh G7 sẽ tránh đề cập trực tiếp đến Trung Quốc cũng như giả thuyết “virus lọt ra từ phòng thí nghiệm”. Việc châu Âu ủng hộ ý tưởng mở một cuộc điều tra mới cũng được xem là có ý nghĩa biểu tượng vì châu Âu không trực tiếp can dự vào cuộc điều tra này.

Ngoài vấn đề điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2, G7 dự định cũng sẽ ra thông báo về việc tài trợ 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước trên thế giới trong năm 2022./.

Trong vấn đề thúc đẩy việc tái điều tra nguồn gốc của SARS-CoV-2, các nhà lãnh đạo EU đã bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng đối với đề xuất của Mỹ.

"Để rút ra bài học, chúng ta cần phải hoàn toàn hiểu rõ. Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để có sự hiểu biết rõ ràng", Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michelle nói với các phóng viên trước khi tới Anh dự hội nghị thượng đỉnh G7. "Thế giới có quyền biết rốt cục điều gì đã xảy ra để có thể rút kinh nghiệm".

2 Lanh Dao G7 Va Eu Dong Loat Ung Ho Dieu Tra Lai Nguon Goc Sars Cov 2

Viện Virus Vũ Hán - nơi Mỹ và một số nước nghi là nơi làm rò rỉ SARS-CoV-2. (Ảnh: Hector Ratamal/AFP via Getty)

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cũng lặp lại quan điểm của ông Charles Michel tại cùng cuộc họp báo. Bà nói: "Biết rõ được nguồn gốc của SARS-CoV-2 là rất quan trọng".

Bà nói: "Chúng ta cần phải biết nó đến từ đâu để rút ra những bài học đúng đắn và phát triển các công cụ phù hợp để đảm bảo rằng những vụ việc như vậy không xảy ra nữa". Bà nói thêm: “Do đó, các nhà nghiên cứu cần được tiếp cận đầy đủ mọi thứ cần thiết mới thực sự tìm ra nguồn gốc của trận đại dịch này”.

Đồng thời, theo một dự thảo kết luận mà trang tin chính trị Politico của Mỹ có được, EU và Mỹ còn có kế hoạch nhân dịp hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU vào tuần tới để kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra "minh bạch, dựa trên bằng chứng và không bị cản trở".

Sau khi tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin rằng ba nhà nghiên cứu từ Viện Virus Vũ Hán phải nhập viện vào tháng 11 năm 2019, giả thuyết về việc liệu SARS-CoV-2 bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm đã gây nên sự chú ý chưa từng có.

Nhiều nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế cho rằng cuộc nghiên cứu chung giữa Trung Quốc và WHO về đại dịch khủng khiếp COVID-19 đã không đưa ra câu trả lời đáng tin cậy về việc đại dịch bắt đầu như thế nào, vì vậy cần phải tiến hành cuộc điều tra nghiêm ngặt hơn, bất kể Bắc Kinh có tham gia hay không.

Nguồn: VOV




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC