Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản năm 2019
CSIS thăm dò ý kiến công chúng Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo tư tưởng của Hoa Kỳ cũng như các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để vạch ra các lĩnh vực mà các bên liên quan sẵn sàng cạnh tranh chiến lược với cũng như hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Trang web của dự án này trình bày những phát hiện chính về bối cảnh chiến lược bao gồm các vấn đề an ninh quốc gia, kinh tế và nhân quyền; các công cụ trực quan hóa dữ liệu tương tác làm sáng tỏ các phát hiện chính và đường xu hướng; và kết luận về tác động đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Thương chiến Mỹ - Trung: TQ "Đàm thì đàm, chiến thì chiến"
Tình báo Mỹ 'chưa sẵn sàng' đối phó với mối đe dọa gia tăng từ TQ
Cuộc thăm dò được thực hiện hồi tháng 8, khảo sát 1.000 người dân Mỹ và 440 chuyên gia từ các doanh nghiệp, cộng đồng học thuật, nhân quyền và an ninh quốc gia với những điểm nổi bật:
- 54% người Mỹ xem Trung Quốc là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ — Nga đứng thứ hai với tỷ lệ 22%
- Hơn 2/3 chuyên gia ở Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu ủng hộ việc cấm Huawei và các công ty Trung Quốc khác khỏi thị trường 5G, nhưng cũng có một số quan tâm việc tiếp tục buôn bán các linh kiện viễn thông với Trung Quốc
- 84% các chuyên gia được khảo sát ở châu Á và châu Âu nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ chiếm ưu thế trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, và chỉ 56% tin rằng Hoa Kỳ thắng thế trong mười năm nữa
- 61% các chuyên gia, các nhà lãnh đạo tư tưởng ở châu Á và châu Âu nói rằng Joe Biden sẽ có vị thế tốt hơn trong việc đối phó với Trung Quốc
Khảo sát do CSIS công bố hôm thứ Ba chỉ ra khoảng 4/5 các chuyên gia về an ninh quốc gia và các lĩnh vực khác ở châu Á, châu Âu và Mỹ tin rằng hiện tại Mỹ có thể chiến thắng một cuộc chiến với Trung Quốc.
Tuy nhiên, con số này đã giảm chỉ còn hơn một nửa khi được hỏi ai sẽ dẫn đầu trong một thập niên nữa. Trung Quốc đã và đang mở rộng nhanh chóng quy mô của lực lượng vũ trang, mặc dù Mỹ vẫn vượt xa hầu hết ở nhiều lĩnh vực.
Tuy niềm tin vào sự chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ trước Trung Quốc nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào ở người châu Á cao hơn người châu Âu, nhưng hầu hết đều nhìn nhận cho rằng ít có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang.
"Hầu hết người Mỹ và các nhà lãnh đạo tư tưởng ở Hoa Kỳ, châu Á và châu Âu nghĩ rằng chiến tranh với Trung Quốc là có thể có nhưng hiếm hoi", báo cáo chỉ ra.
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc dự án về quyền lực của Trung Quốc tại CSIS đánh giá: "Điều này cho thấy mối lo ngại gia tăng tại Mỹ đối với Trung Quốc và các thách thức đến từ Trung Quốc", đồng thời tăng cường sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với Đài Loan.
Cũng theo khảo sát này, nhiều chuyên gia ủng hộ việc Mỹ cấm mạng 5G của hãng Huawei (Trung Quốc). Theo báo cáo mang tên 'Vẽ bản đồ tương lai của chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ' cũng cho thấy sự ủng hộ tương đối rộng rãi giữa các chuyên gia đối với việc cấm hãng Huawei khỏi mạng 5G, ngay cả khi nhiều người khuyến nghị nên giao thương có chọn lọc với Trung Quốc và không nên theo chiến lược "tách rời" kinh tế của chính quyền Trump.
Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 71% các chuyên gia Mỹ và 42% công dân Mỹ tin rằng việc chính quyền Trump dựa vào các việc đưa ra các đe dọa, thuế quan và các công cụ khác để đáp trả các chính sách kinh tế của Trung Quốc đ đã làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ, mà không đem đến thay đổi tích cực ở Trung Quốc.
Khi được hỏi cách tốt nhất để chống lại Trung Quốc như một mối đe dọa an ninh quốc gia, 4/5 các chuyên gia Mỹ, 3/4 chuyên gia nước ngoài và 45% công chúng Mỹ cho biết, họ tin rằng hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng là cách tiếp cận tốt nhất.
Điều này trái ngược với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không tin tưởng vào chủ nghĩa đa phương và ưu tiên các chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Tờ South China Morning Post trích dẫn đánh giá của các nhà phân tích rằng trong khi các chính sách chủ nghĩa dân tốc của cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã gia tăng căng thẳng quan hệ giữa hai nước, thì nhiều vấn đề kinh tế và an ninh đã trở nên nhức nhối trong hơn một thập kỷ qua.
Jude Blanchette, trưởng nhóm nghiên cứu về Trung Quốc của CSIS cho biết: "Vị trí của chúng ta trong mối quan hệ song phương thực sự đang vẽ nên những mảng kiến tạo sâu hơn". Ông nói thêm: "Chúng ta đang chứng kiến một sự cạnh tranh lâu dài hơn chứ không phải chỉ là điều thay đổi trong các chính quyền ở Hoa Kỳ hay Trung Quốc."
Đáng chú ý, cuộc khảo sát này cũng chỉ ra sự ủng hộ tương đối mạnh mẽ của công chúng Hoa Kỳ đối với việc bảo vệ các đối tác trên Biển Đông, bao gồm cả Đài Loan, trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Nguồn: BBC