Thế giới ghi nhận gần 128 triệu người nhiễm nCoV, gần 2,8 triệu người chết, Mỹ cảnh báo mở cửa quá sớm sẽ làm số ca mới tăng trở lại.

42 1 Gan 128 Trieu Ca Covid 19 My Canh Bao Nguy Co Tai Bung Phat Dich

Thế giới đã ghi nhận 127.741.268 ca nhiễm nCoV và 2.795.341 ca tử vong, tăng lần lượt 486.850 và 6.807, trong khi 102.896.957 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Antony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cho rằng tốc độ lây nhiễm không giảm trong thời gian qua nhiều khả năng do các bang đã nới lỏng những biện pháp kiểm soát phòng dịch quá sớm, bên cạnh sự xuất hiện của nhiều biến chủng nCoV mới.

"Khi đồ thị đà tăng ca nhiễm bắt đầu đi ngang, bạn thực sự đối mặt nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Chúng ta đã thấy điều đó tại Mỹ, đó cũng là điều xảy ra ở nhiều nước châu Âu, khi họ chứng kiến tốc độ lây nhiễm không suy giảm và tăng trở lại", Fauci nói trên truyền hình hôm 28/3.

Tổng thống Joe Biden cho rằng "mọi người đang mất cảnh giác" và sẽ họp với cấp dưới để tìm hiểu tình hình trong ngày 29/3.

42 2 Gan 128 Trieu Ca Covid 19 My Canh Bao Nguy Co Tai Bung Phat Dich

Tiến sĩ Fauci trên truyền hình hôm 28/3. Ảnh: CBS News.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.956.871 ca nhiễm và 562.457 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 44.122 và 1.599 trường hợp so với một ngày trước đó.

Tốc độ lây nhiễm nCoV tại Mỹ đang ổn định ở mức gần 50.000 trường hợp/ngày, sau khi nước này đợt bùng phát cuối năm 2020 với hàng trăm nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Các bang như Texas, Maryland, Connecticut và Mississippi đã bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang và cho phép nhà hàng, cửa hàng bán lẻ và nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại mà không hạn chế.

Tiến sĩ Fauci cũng cảnh báo hoạt động đi lại trong lễ Phục sinh có thể làm bùng phát dịch như kỳ nghỉ lễ cuối năm ngoái. "Dù mọi người đeo khẩu trang trên máy bay, những địa điểm và hoạt động tại sân bay cũng tăng đáng kể nguy cơ lây nhiễm", ông nói.

Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 12.534.688 ca nhiễm và 312.206 ca t ử v ong, tăng so với hôm trước lần lượt 44.326 và 1.512 ca.

Áp lực đang ngày càng gia tăng với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, khiến ông thay đổi thái độ về nỗ lực phòng chống Covid-19 và triển khai vaccine. Giới chức y tế nước này cho biết đang phát triển hai loại vaccine nội địa nhằm kiểm soát dịch bệnh, dù chúng sẽ mất nhiều tháng thử nghiệm.

Ấn Độ là vùng dịch thứ ba thế giới với 12.039.210 ca nhiễm và 161.881 ca tử vong, tăng lần lượt 68.206 và 295. Ca nhiễm ở Ấn Độ tăng trở lại trong những tuần gần đây, khiến một số khu vực phải áp hạn chế tụ tập đông người. Các điểm nóng như bang phía tây Maharashtra và thủ phủ Mumbai tiến hành xét nghiệm bắt buộc tại chỗ ở những khu vực đông đúc.

Ấn Độ sẽ bắt đầu tiêm chủng cho tất cả những người trên 45 tuổi kể từ ngày 1/4. Các chuyên gia cho biết Ấn Độ đã tiêm chủng cho gần 50 triệu người nhưng chương trình với mục tiêu tiêm chủng cho 300 triệu người trước cuối tháng 7 đang bị chậm so với kế hoạch.

Hiện chỉ những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác, cùng với người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh nền mới đủ điều kiện để tiêm vaccine AstraZeneca hoặc vaccine nội địa Bharat Biotech.

Pháp, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 4.545.589 ca nhiễm và 94.596 ca tử vong. Số ca mới hàng ngày ở Pháp đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu tháng.

Pháp thừa nhận tình hình là "nguy cấp" và 19 khu vực đã áp đặt biện pháp hạn chế khắt khe. 20 triệu người ở Pháp, bao gồm Vùng đô thị Paris, được coi là đang sống trong các khu vực lây nhiễm cao.

Nước này đang đối phó sóng Covid-19 thứ ba, nhưng tụt hậu so với nhiều nước phương Tây về số lượng người được tiêm chủng khi mới tiêm được 9,8 triệu liều vaccine, so với hơn 32 triệu ở Anh và hơn 12 triệu ở Đức.

Xu hướng tiêm chủng tăng nhanh những tuần gần đây, song ca nhiễm cũng tăng đột biến. Các bệnh viện ở một số khu vực bị quá tải khiến chính phủ đặt một phần ba dân số vào tình trạng phong tỏa và công bố kế hoạch thành lập 35 trung tâm tiêm chủng đại trà. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều người dân mệt mỏi với các lệnh phong tỏa.

Anh báo cáo 4.333.042 người nhiễm và 126.592 người ch ết, tăng lần lượt 3.862 và 19 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.

Anh sẽ nới lỏng biện pháp phòng dịch từ ngày 29/3, cho phép các nhóm lên đến 6 người gặp nhau ngoài trời. Chính phủ cũng có kế hoạch cho phép uống rượu ngoài trời và mở lại dịch vụ không cần thiết như tiệm làm tóc kể từ ngày 12/4.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.496.085 ca nhiễm, tăng 4.083, trong đó 40.449 người chết, tăng 85. Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 10 triệu người đã được tiêm vaccine.

Philippines ghi nhận 9.475 ca mới, nâng tổng ca nhiễm lên 721.892. Thêm 11 người ch ết do nCoV, nâng số ca tử vong lên 13.170.

Philippines bắt đầu lệnh phong tỏa với hơn 24 triệu người tại Vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận từ ngày 29/3. Người dân sẽ phải làm việc tại nhà trừ khi được coi là lao động thiết yếu, phương tiện giao thông công cộng sẽ dừng hoạt động. Tất cả cuộc tụ tập đông người đều bị cấm, lệnh giới nghiêm từ 18h đến 5h được thực thi và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ bị đóng cửa.

Nguồn: vnexpress




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC