Thoạt nhìn bức ảnh này trông không thể bình thường hơn nhưng nó lại chứa đựng một nỗi khổ sở không phải ai cũng nhìn thấu và hiểu được.

Vào năm 2018, cảnh sát nước Anh đã đưa ra bức ảnh này nhằm nhắc nhở mọi người hãy để ý đến người xung quanh hơn. Nhìn vào, bức ảnh này chỉ đơn giản là chụp một người phụ nữ đang lau cửa sổ một cách không thể bình thường hơn, vậy thì thông điệp sâu sắc mà cảnh sát muốn nhắn gửi là ở đâu?

42 1 Hinh Anh Nguoi Phu Nu Lau Don Nha Cua Khong The Binh Thuong Hon Nhung Lai An Giau Chi Tiet Khien Nguoi Ta Phai Bao Canh Sat Ngay Lap Tuc

Trước đó, vào năm 2017, cảnh sát nhận được hơn 5.000 báo cáo về việc người dân nước Anh bị nhốt và bắt làm nô lệ trong các hộ gia đình. Lo sợ con số này sẽ ngày càng tăng lên, cảnh sát Avon and Somerset đã quyết định đưa ra lời cảnh báo về một vấn đề nhức nhối đang diễn ra một cách phổ biến ở xứ sở sương mù. Chiến dịch đó có tên là "Tell us what you see" (tạm dịch: Hãy nói cho chúng tôi biết những gì bạn thấy), kêu gọi mọi người báo cảnh sát nếu như nhận thấy dấu hiệu người bị bắt làm nô lệ trong các hộ gia đình.

Cảnh sát cho biết dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy một người bị bắt nhốt hoặc thao túng để yêu cầu làm các công việc lương thấp chính là hình ảnh họ thường xuyên lau dọn nhà cửa và không bao giờ thấy họ rời khỏi nhà.

Khi những người này bị bắt làm nô lệ trong các hộ gia đình, họ không được ra khỏi nhà nửa bước, thậm chí nhiều trường hợp còn bị tịch thu điện thoại và giấy tờ tùy thân. Nạn nhân phải sống một cuộc đời bị cô lập hoàn toàn, không có tự do hay tiền bạc. Trong trường hợp được trả tiền mặt thì họ cũng phải trả lại cho chủ tiền thuê nhà hoặc thanh toán hóa đơn điện, nước.

 

42 2 Hinh Anh Nguoi Phu Nu Lau Don Nha Cua Khong The Binh Thuong Hon Nhung Lai An Giau Chi Tiet Khien Nguoi Ta Phai Bao Canh Sat Ngay Lap Tuc

Với những hình ảnh và đoạn clip được đưa ra làm ví dụ, cảnh sát kêu gọi người dân lập tức báo án khi phát hiện ra những trường hợp một người thường xuyên lau dọn nhà cửa đáng ngờ như trên và cả những người thường trông con cho người khác. Thông thường, những người nó sẽ bị bắt ngủ dưới sàn nhà hoặc nghỉ ngơi ở một nơi không hề có sự riêng tư.

Cơ quan Tội phạm Quốc gia ghi nhận 5145 người được cho là nô lệ trong các hộ gia đình được báo cáo năm 2017. Trong số những người đó có đến 116 quốc tịch khác nhau. Đại diện cảnh sát cho biết họ dựa dẫm vào tai mắt của người dân để phát hiện ra những trường hợp bắt ép người làm nô lệ trong hộ gia đình vì họ không thể giám sát mọi thứ mọi lúc mọi nơi.

"Tình báo đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm của chúng tôi. Thông tin nhận được từ người dân có thể là mảnh ghép quan trọng còn thiếu để tạo ra đột phá trong công cuộc phá án. Tình trạng nô lệ trong các hộ gia đình vẫn đang diễn ra khắp nước Anh và chúng tôi cần sự giúp đỡ của các bạn để bảo vệ những người dễ bị tổn thương và không có tiếng nói trong xã hội này" - người này nói.

 

Theo Pháp luật và bạn đọc




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC