Học ngoại ngữ chưa bao giờ là điều dễ dàng, có những thứ ngôn ngữ thật sự khó học và những quy tắc của nó khác hẳn với những ngữ pháp mà ta từng nhận biết.
Các nhà ngôn ngữ học đã tổng kết rằng: Năm ngôn ngữ khó học nhất thế giới thuộc về các tiếng Ả Rập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hungary.
Tôi xin chia sẻ rằng ngôn ngữ Việt Nam được thành lập trên bảng chữ cái la tinh, bảng chữ cái này là phổ biến nhất trên thế giới ai cũng đều biết và quen thuộc cả.
Cái khó là về phần ngữ pháp và luyến láy trong cách phát âm thôi. Nhưng ở đây chúng ta đang nói đến tiếng Đức đất nước của những cỗ xe tăng bọc thép.
Nếu bạn trẻ nào đang có ý định đi du học đức 2016 thì hãy yên tâm, tiếng Đức không phải là ngôn ngữ khó nhất để bạn có thể tuyệt vọng đâu nhé.
Một số lý do khiến người học ngại ngùng trước ngôn ngữ này đó là:
1. Động từ tiếng Đức:
Khi dùng trong câu phải chia cho chủ ngữ Với tiếng Việt bạn không phải lo lắng với việc chia động từ trong câu. Tiếng Đức giống với tiếng Anh là bạn phải chia động từ cho các ngôi của nó.
Khi bắt đầu học tiếng Đức bạn sẽ choáng váng với cách chia động từ này. Bạn phải nhớ cách chia động từ với từng ngôi : ich, du, sie, er, es, ihr … Tất nhiên tiếng Đức cũng có những quy tắc chia nhất định như tiếng Anh, ví dụ động từ với các ngôi ,Sie, wir sẽ là nguyên thể, động từ với các ngôi ,er, sie, es” (ngôi thứ 3 số ít) sẽ kết thúc bằng ,t”...
Tuy nhiên tiếng Đức có rất nhiều động từ bất quy tắc, đứng trước những động từ này thì mọi quy tắc đều trở nên vô dụng. Bởi vậy bạn chỉ có thể học thuộc chúng và bạn nên tham khảo thêm kinh nghiệm du học Đức của các bậc tiền bối nhé.
2. Thành phần câu trong tiếng Đức có thể hoán đổi vị trí qua động từ được chia
Tiếng Đức có thể hoán vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác qua động từ được chia, tiếng Việt thì nói theo trình tự Subjekt-Prädikat-Objekt (Chủ ngữ-Vị ngữ-Thành phần bổ sung), không thể hoán vị được. Điều này cũng là một khó khăn với những ai bắt đầu học tiếng Đức.
3. Cấu trúc câu trong tiếng Đức khá phức tạp
Động từ được chia (Prädikat) và những động từ khác tạo thành một khung văn phạm trong tiếng Đức.
Trong khung này người ta có thể nhồi nhét vào rất nhiều thứ, câu trong câu, nhiều tầng, nhiều lớp tạo thành một câu phức đôi khi có thể dài cả trang giấy.
Nếu không có kiến thức văn phạm sẽ không hiểu được những câu phức này dù là hiểu tất cả các từ riêng biệt.
Vì thế người ta có thể dễ dàng học tiếng Đức đối thoại nhưng không dễ dàng hiểu được văn tự Đức, nhất là viết tiếng Đức lại càng khó do sự biến đuôi cực kỳ phức tạp của các loại từ.
4. Danh từ trong tiếng Đức có thể được ghép lại từ nhiều loại từ khác nhau
Người học tiếng Đức có thể ghép nhiều từ thành một danh từ mới có ý nghĩa phức tạp và nhiều khi dài tới 50, 60 chữ hoặc hơn lại với nhau.
Trong lịch sử tiếng Đức đã từng có từ dài nhất với 63 chữ cái, được dịch ra là “luật về chuyển trách nhiệm giám sát việc dán nhãn mác thịt bò” một thuật ngữ phức tạp liên quan tới bệnh bò điên Rindfleischetikettierungsüberwachungsaufgabenübertragungsgesetz trông khá là đồ sộ.
Trong Tiếng Việt không có sự ghép danh từ này.Và danh từ tiếng Đức luôn viết hoa, dù là số ít hay số nhiều.
5. Tiếng Đức có ba giống
Danh từ tiếng Đức có giống đực (der - Maskulinum), giống cái (die - Femininum), giống trung (das – Neutrum). Tiếng Việt không có giống rõ ràng, chỉ có "cái, con và thằng". Đây cũng là lí do mà người đọc nên học cả giống và từ chứ không nên chỉ học từ riêng, vì các giống này cũng thay đổi theo từng loại ngữ pháp.
6. Tính từ trong tiếng Đức
Trong tiếng Việt tính từ luôn đứng đằng sau danh từ và không có sự biến đổi theo giống, số và cách. Tính từ trong tiếng Đức đa số đứng đằng trước danh từ và cũng biến đổi theo từng cách của danh từ.
7. Động từ trong tiếng Đức khá phức tạp
Nhiều động từ chỉ dành riêng cho người hoặc thú vật hay là cây cỏ. Ví dụ động từ "essen = ăn“ chỉ dùng cho người,các loài động thực vật phải dùng động từ khác "fressen”.
8. Cách đọc số trong tiếng Đức
Khi đọc số hàng chục trong tiếng Đức người ta đọc số hàng đơn vị trước rồi mới đến hàng chục.
Ví dụ số 23 thì đọc là “dreiundzwanzig“. Mà khi viết thì người ta lại viết số hai trước số ba.
Điều này tưởng là nhỏ nhặt nhưng thực ra rất khó chịu không những chỉ đối với người nước ngoài học tiếng Đức mà ngay cả đối với người Đức
.Đó cũng là một số đặc điểm khác biệt của tiếng Đức và tiếng Việt.Với những người mới bắt đầu học tiếng Đức sẽ hơi khó khăn để làm quen với các quy tắc và sự khác biệt này.
Phan Linh Giang