altCác bức xạ có thể gây hại cho người, động vật, cây trồng. Tuy nhiên tùy vào liều lượng mà chúng có thể gây hại cho con người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải đối mặt với các chất phóng xạ mà không biết được sự tồn tại của chúng: trên máy bay, đi bộ trong rừng. Nhưng thực sự thì mức độ cho phép của các chất phóng xạ là bao nhiêu thì an toàn?

 

Đơn vị đo lượng phóng xạ trên người, động thực vật là đơn vị Sievert (Sv). Sievert là mức độ rất lớn, vì vậy người ta thường dùng đơn vị phần nghìn để đo lường (mSv). Ngày nay mức độ phóng xạ tại xung quanh nhà máy điện hạt nhân của Nhật đo được là vài trăm mSv một giờ.

Người đứng đầu của Viện Sinh học bức xạ tại Helmholtz Zentrum München, Giáo sư Michael Atkinson giải thích liều bức xạ khác nhau và hậu quả của nó:

Trong tự nhiên

Các bức xạ trong tự nhiên có nồng độ rất thấp. Các bức xạ này có thể đo được tại Đức trung bình mỗi năm khoảng 2mSv. Giá trị này thay đổi theo vùng, tùy theo tính chất của đất.

Khi chụp X-quang

Khi bạn nội soi sẽ bị nhiễm khoảng 2mSv. Vì mỗi người Đức trung bình một năm chụp X-quang một lần, như vậy mỗi người trung bình sẽ hấp thụ tổng cộng là 4mSV .

Trên máy bay

Khi đi du lịch bằng máy bay từ Đức tới New York, bạn sẽ bị nhiễm thêm 1/10 lượng phóng xạ hấp thụ  hàng năm. Ở độ cao của máy bay sẽ hấp thụ lượng lớn bức xạ vũ trụ.

Trong bệnh viện

Nếu trong bệnh viện sử dụng máy quét CT thì phụ thuộc vào hệ thống và ứng dụng sẽ bổ sung từ 10 đến 100mSv.

Một nười bình thường nếu hấp thụ một năm khoảng 100mSv  là một mức nguy hiểm. Theo thống kê trên 100 người bị nhiễm lượng phóng xạ 100mSv thì 30 người trong số đó chết vì ung thư.

Từ 2.5 Siever thì chỉ có thể sống sót trong thời gian ngắn dưới sự chăm sóc đặc biệt về y tế. Đây là một mức phóng xạ rất cao chỉ xảy ra khi có sự cố về phóng xạ. Người bị nhiễm sẽ chết trong vòng nửa giờ nếu không có sự chăm sóc của nhân viên y tế.

Nếu bị nhiễm ở mức 5 Siever thì có rất ít người có thể sống sót. Từ 10 Siever thì cái chết ngay là không thể tránh khỏi.

dieu.pham-©tintucvietduc.de

Theo Bild.

 




 

Báo TINTUCVIETDUC-Trang tiếng Việt nhiều người xem nhất tại Đức

- Báo điện tử tại Đức từ năm 1995 -

TIN NHANH | THỰC TẾ | TỪ NƯỚC ĐỨC