Cha mẹ phải có trách nhiệm với con cái; họ chiếu luôn mang theo bên người...tất cả đều là cách hiểu sai lầm. Dưới đây là những cách hiểu sai liên quan tới pháp luật:
Người lao động bị sa thải được trợ cấp như khi xin thôi việc
Từ năm 2004,theo luật định người lao động bị sa thải được hỗ trợ như khi xin thôi việc, nhưng chỉ trong trường hợp sa thải vì lý do hoạt động. Số tiền hỗ trợ là một nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc.
Do bệnh tật, người lao động có thể bị chấm dứt hợp đồng
Mọi người thường lầm tưởng rằng người sử dụng lao động không thể sa thải nhân viên vì lý do bệnh tật. Tuy nhiên, bệnh tật là một lý do để họ sa thải nhân viên nếu sức khỏe ảnh hưởng nhiều tới kết quả công việc và tác động trực tiếp tới mức lương mà họ nhận được.
Tình dục trong hôn nhân là tự nguyện
Điều này là sai lầm. Bộ luật dân sự đã quy định nghĩa vụ các bên trong hôn nhân trong đó bao gồm việc quan hệ tình dục như là một nghĩa vụ. Việc khiếu nại không được chấp thuận.
Cha mẹ có quyền trừng phạt khi con trẻ mắc sai lầm
Nếu bậc cha mẹ nào đang trừng phạt con của mình thì phải chấm dứt ngay lập tức. Năm 2000, quyền trừng phạt trẻ em của cha mẹ bị bãi bỏ. Phụ huynh không nên trừng phạt con cái cả về thể chất lẫn tinh thần vì có thể gây cho trẻ những tổn thương.
Cha mẹ phải luôn có trách nhiệm với các hành vi của con cái mình
Điều này không phải lúc nào cũng chính xác. Trẻ em từ trên bảy tuổi phải tự bồi thường những thiệt hại do mình gây ra từ số tiền tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cha mẹ có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm một cách gián tiếp.
Thức ăn không đúng khẩu vị, khách hàng có quyền đổi lại
Sai lầm! Khẩu vị của bạn là chủ quan. Đơn vị cung cấp có thể thu hồi lại như là một cử chỉ thân thiện hoặc là một dịch vụ. Họ không chịu ràng buộc pháp lý về việc có thu lại hay không.
Nhà hàng có quyền tính tiền sử dụng nhà vệ sinh
Sai! Thực khách là khách mời nên họ được phép sử dụng nhà vệ sinh miễn phí. Các khoản trả 50 xu là hoàn toàn tự nguyện.
Khi nói với thẩm phán sẽ xưng hô " Thưa quý tòa"
Sai! Nhiều người cho rằng là đúng vì đây là cách gọi phổ biến tại Mỹ. Ở Đức thẩm phán được gọi là "ngài chủ tịch"
Bất cứ ai bị bắt giữ đều được gọi điện miễn phí một cuộc gọi
Điều này là hoàn toàn sai lầm. Chỉ những người vi phạm không nghiêm trọng mới được phép. Các cơ quan lo rằng các tội phạm có thể gọi điện cảnh báo cho động bọn. Người bị bắt giữ có thể gọi điện cho luật sư và thời gian gọi cũng lâu hơn
Phải tuân theo những phán quyết của Tòa án khác
Không! Điều này chỉ có ở Mỹ. Tại Đức, những phán quyết của Tòa Án cao nhất (ví dụ Tòa án tối cao) là không ràng buộc với các phán quyết của thẩm phán khác.
Phải luôn mang theo hộ chiếu bên mình
Sai! Mọi công dân Đức đủ 16 tuổi phải có hộ chiếu nhưng không nhất thiết phải mang nó bên mình.
Gái mại dâm không thể kiện về tiền công
Từ năm 2002, gái mại dâm không còn bị xem là vô đạo đức. Vì vậy, những yêu cầu thanh toán có hiệu lực thi hành như những dự án luật khác.
Bạn phải chi 10% giá trị của đồ vật bị mất nếu tìm thấy
Sai! Đối với các tài sản có giá trị dưới 500 Euro, bạn sẽ mất 5% giá trị của đồ vật chi phí tìm kiếm. Còn với các đồ có giá trị trên 500 Euro bạn sẽ phải chi 3%. Các vật có ý nghĩa tinh thần (như bức ảnh gia đình cũ), thì sẽ tùy thuộc thỏa thuận giữa 2 bên hoặc quyết định của tòa án.
dieu.pham-©tintucvietduc.de
Theo Bild.